Không ai "plan to fail" nhưng thế nào lại cứ rơi vào bẫy "fail to plan"?

Qua những lần trò chuyện với các bạn trẻ, rồi quay về trò chuyện với phiên bản “trẻ trâu” của chính tôi (tưởng tượng chính tôi hồi trẻ đã nói gì, sẽ nói gì), thì tôi đã hiểu ra vì sao chúng tôi lại “fail” (thất bại). 

Túm gọn lại, chúng tôi “không có định fail” (plan to fail), chỉ là chúng tôi “chưa lên kế hoạch gì ra hồn cả” (fail to plan). Như tác giả best seller Harvey Mackay từng nói: “Những người thất bại ý mà, họ có định thất bại đâu, chẳng qua họ thất bại trong việc lên kế hoạch thôi.”

len ke hoach
Những người thất bại đâu có định thất bại, họ thất bại trong việc lên kế hoạch thôi.

Một ngày đẹp trời, có mẩu trò chuyện ngắn giữa tôi và một bạn trẻ:

Tôi: “Em thấy có ai trên đời chọn là mình sẽ làm công việc dưới 10tr trong nhiều năm không?”

Bạn trẻ: “Chắc không chị ơi!”

Tôi: “Thế tại sao có nhiều người bị tình trạng đấy thế?”

Bạn trẻ: “Dạ thì tại không có gì khác biệt xảy ra, không có cơ hội việc làm nào tốt hơn đến. Nên họ cứ làm như thế đều đều tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác thôi ạ!”

Tôi: Đấy, nào có ai “plan to fail”! Mà người thất bại cứ nhiều như rạ! Bởi vì họ “fail to plan” – tức là làm ra cái bản kế hoạch dở tệ, hoặc không lên hế hoạch gì hết trơn!

Bạn trẻ: Sao người ta lại fail to plan hả chị? Mà plan thì khi nào plan hả chị?
Tôi: Uhm, muốn 6 tháng nữa hay 12 tháng nữa ở đâu, thì bắt đầu từ hôm nay cần làm gì thì mình phải biết rồi chứ. Nếu không thì 6 tháng nữa chứ 6 năm nữa mình cũng chẳng đoán được điều gì sẽ xảy ra với mình!
Còn tại sao con người ta lại “fail to plan á”? Một số thì không có khái niệm “plan” là cái gì, cứ hít thở tồn tại thế thôi. Số còn lại thì muốn thay đổi, muốn plan, thậm chí đã viết ra plan, nhưng không đến nơi đến chốn, cứ rơi ra rơi vào, dẫm đi dẫm lại cái “bẫy chuột” fail-to-plan này, chung quy là bởi vì 3 chữ: sợ vu vơ.

"Fail to plan" bởi "Sợ vu vơ"

noi so troi buoc su nghiep

Sợ vu vơ tức là sợ đủ thứ trên đời, nhưng rốt cuộc không gọi tên được những nỗi sợ đấy ra, không định lượng được tổng nỗi sợ đấy lớn đến đâu, và không có ý định xử lý chúng nó. 

Tôi: “Em muốn xử lý không?” 

Bạn trẻ: “Muốn ạ, nó dằn vặt em mỗi ngày. Em chưa bao giờ cảm thấy ổn. Em không hài lòng với công việc hiện tại nhưng em sợ thay đổi”. 

Tôi: “Thế bao giờ em xử lý?”

Bạn trẻ: “Em chưa biết, vì em không biết xử lý thế nào, mà em sợ không thay đổi được ý, nên em không biết bao giờ, vì em không biết xử lý…” 

Tôi: Okay xì tóp! Dừng khoảng chừng là 3 giây! Sợ kiểu vu vơ thế thì sợ làm gì! Sợ kiểu luẩn quẩn với lảng tránh thế thì sợ có ích gì? Không ai cấm em sợ nhưng mà mất công sợ thì sợ kiểu có ích hơn xíu! Biết sợ để lên kế hoạch cho nó thực tế, chứ không phải để bỏ buộc luôn khỏi kế hoạch kế hiếc gì!

Hãy bắt đầu bằng việc đối mặt nỗi sợ

Đối mặt nỗi sợ

doi mat noi so
Bạn chẳng thể thay đổi thứ mà bạn từ chối đối mặt - John Spence

Gọi tên nỗi sợ: sợ những cái gì hữu hình vô hình thì đặt tên hết chúng ra, ví dụ: sợ ko có thời gian để thay đổi, sợ ảnh hưởng công việc hiện tại, sợ bỏ việc hiện tại sau này thất nghiệp không kiếm được việc nào hơn, sợ nhảy việc thì CV lý lịch xấu, sợ không có thời gian chăm lo gia đình, sợ không thay đổi được tính lười của chính mình v.v… 

Lượng hóa nỗi sợ: lượng hóa những rủi ro của mình, và mức rủi ro nào mà mình sẵn sàng chấp nhận. Rồi mới tính được lượng thời gian, công sức, tiền bạc mình vẫn phải dành ra để đối phó ngắn hạn với những nỗi sợ đấy, còn lại thời gian, công sức, tiền bạc bao nhiêu để đầu tư cho cơ hội mới. Ví dụ: giờ tính, nếu giờ mình không cày thêm các buổi tối làm việc part time (cũng bởi việc full time có 7tr/tháng thôi, ko đủ tiêu mới phải làm cả part time) thì mình sẽ bị giảm thu nhập đi …vnđ / tháng. Thời gian ấy mình đầu tư vào bản thân đi học kỹ năng abc nào đó để kiếm việc mới lương cao, cao hơn cả tiền lương chính cộng lương phụ bây giờ và bù được cả tiền tiết kiệm 3 tháng qua mình bỏ ra đóng tiền đi học. Như vậy mình sẽ duy trì được bao nhiêu tháng mà không bị “đói”. Khả năng thành công của mình là bao nhiêu, viễn cảnh tệ nhất có thể xảy ra ở đây là gì, mình có chịu được rủi ro đấy không. Nếu chịu được thì chơi. Đó gọi là chịu chơi!

Lượng hóa nguồn lực mình có: ngoài thời gian, công sức, tiền bạc như ở trên thì còn cái này quan trọng cực kỳ này – sự tự giác, sự tự tin, động lực sẵn có của bản thân. Bạn thử đếm những cái đó đi xem dc bao nhiêu. Nếu nhắm thấy chính mình nguồn lực chưa đủ để thay đổi, thì phải có người mentor (cố vấn) hỗ trợ. Nếu thấy mình trước giờ kiểu, mua sách động lực, sách kiếm tiền về đọc được mỗi chương 1 rồi bỏ, thì phải tìm người thật việc thật mentor cho mình, cho mình mượn động lực, không cho phép mình bỏ cuộc.

Lượng hóa kết quả (quả ngọt của sự thay đổi): kết quả về mặt tiền lương, về khả năng sẽ tiết kiệm được tiền trong 6 tháng, 1 năm sau khi tìm được bến đỗ xịn hơn, khả năng được trau dồi chuyên môn – nâng giá bản thân – làm sáng CV (có chuyên môn không bao giờ lo thất nghiệp, giờ khái niệm “ổn định” không còn là làm mãi ở một nơi nữa rồi, mà ổn định bây giờ là có chuyên môn nhảy đi đâu người ta cũng trải thảm đón, không lo thất nghiệp). Bạn nhắm xem liệu mình thay đổi thì có chắc có được những quả ngọt đấy không.

Nói thì dễ, làm mới khó, em chẳng tin!

hanh dong de thay doi

Tôi biết mà. Chỉ nói thôi thì vẫn chưa “xi nhê” gì đâu. Thực tình, suy từ chính tôi ra, tôi của ngày xưa nghe đến đây chắc là chưa “thủng” đâu. (Tôi đi hội thảo đa cấp vì cả nể, mà tôi đợi mãi không thấy màn “thôi miên”, “thuyết phục” ở đâu mà. Dễ gì khiến tôi thay đổi suy nghĩ!)

Bạn trẻ: “Chị ơi, thôi thôi lời khuyên, bí kíp, công thức các kiểu như này em cũng đọc sách, xem youtube nhiều rồi, nhưng vô ích với em ạ, em “miễn dịch” rồi ạ, em không hiểu sao ạ! Em bó tay với em luôn ạ! Chị người ngoài cuộc chị không hiểu đâu. Thay đổi khó khăn lắm (vì việc bận, không có thời gian mà nghĩ mấy cái to tát này đâu, lo làm lo ăn từng ngày là mệt rồi, cũng không có tiền đầu tư vào sự thay đổi. Rồi ko biết bắt đầu từ đâu luôn, rồi em cũng đến nản với em luôn vì tính em lười, ngại, không cam kết, em không làm được đâu). Chị người ngoài cuộc chị không hiểu đâu ahuhu…” –  

Tôi: “Okay fine, good luck em!” (Đùa thôi ^^ Ai cho em bỏ cuộc!). Nói chung là em đang trong cuộc, em rối, em bị vướng vào những “điểm mù”. Chị ngoài cuộc, để chị nói cho mà nghe:

Em cần một cú hích. Rồi sau khi em nhận ra là “Em làm được rồi!” thì em mới có đà, em mới tiếp tục đi tiếp được. Rồi sau đó vấp ở đâu em hỏi tiếp sự trợ giúp ở đấy. Còn bây giờ phải…”đề” cho máy nó nổ đã ^^. Những người tự biết lối đi là do họ có nội động lực to lớn lắm. Nếu em thiếu nội động lực, thì em phải mượn ngoại động lực thôi. Mượn sự chắc chắn từ những người đã đi qua con đường mà em đang muốn đi.

Bao lâu nay em đi học đủ tips trên đời, học từ đủ chuyên gia, mà vẫn chưa thay đổi. Thì là bởi vì em chưa thấy thuyết phục, nghe thấy hay đấy nhưng em từ chối hiểu, từ chối tin họ mà cũng từ chối tin chính bản thân mình luôn. Em muốn ai đó làm ơn thuyết phục được em đi, chứ em tự thấy mình “cứng đầu”. Người khác cũng bảo em “cứng đầu”. Nhưng tôi hoàn toàn hiểu.

Vì em vẫn còn đang ở “đây”, ở “level này”, em chưa thể tận mắt nhìn thấy cái ở “đó” được. Tôi không có cách nào chứng minh tốt hơn, chi bằng giúp em đi đến đó đã, rồi em tự nhìn! 

Cho nên tôi thấy, lúc này nói mà khó, thì làm luôn!

Nên thôi bây giờ không giải thích nữa, để tôi đưa em đến cái đích đầu tiên, lúc đấy, bản thân em chính là một sự giải thích, một bằng chứng. Tôi chắc chắn giúp được em. Nếu trong 6 tháng mà không giúp được em thay đổi, tôi trả lại em về nơi em chưa bắt đầu.

Làm luôn: bạn hãy book lịch coaching 30′ miễn phí luôn hôm nay.

— BỘ QUÀ KHỦNG KHÔNG THỂ BỎ QUA—

Kiếm +1000$/tháng nhờ thông thạo tiếng Trung

TRỌN BỘ 45+ Ý TƯỞNG & KỸ NĂNG THỰC CHIẾN​

KÈM CHECKLISTS

Series Workshop chuyên sâu Tháng 3/2022

Cầm tay tìm việc cho newbie tiếng Trung

3 KỸ THUẬT Search việc tiếng Trung đỉnh cao Phân tích JD tiếng Trung trong 5 phút Tối ưu CV nộp đâu trúng đó