Kinh nghiệm phỏng vấn công ty Đài Loan

Có ai đã kể với bạn những bài học của họ khi đi tìm việc tại các công ty nói Tiếng Trung chưa?

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ hết những bài học vỡ ra được từ những sai lầm “nhớ đời” đã xảy xa với mình trong quá trình tìm việc. Quá trình từ người mới ra trường chưa có kinh nghiệm gì, cho đến lúc phụ trách riêng một bộ phận tại công ty Đài Loan, cho đến lúc là người tuyển dụng cho bộ phận mình phụ trách. Những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn bớt mắc sai lầm, tiết kiệm thời gian tìm được việc xịn lương cao!

Bắt đầu nào! 10 kinh nghiệm là:

1 – Không được nói theo kiểu “trả bài” CV

Chính mình đã mắc lỗi này. Khiến phần trình bày của mình cứng nhắc, và kém chân thật!

Người phỏng vấn có CV của bạn rồi, họ tự đọc được, và muốn nghe điều gì đó hơi khác một chút, chứ không cần bạn đọc CV lên giùm cho họ! Bạn chỉ nên đưa ra một cái nhìn tổng quan về sự nghiệp của mình, rồi hãy nêu bật lý do tại sao vị trí này lại khiến bạn quan tâm. Hãy nhớ 2 điều này:

  • Nhớ tập trung vào các sự kiện nổi bật và gần đây nhất. Đừng chăm chăm vào giai đoạn đầu của sự nghiệp nhé!
  • Nhớ “buông tha” cho và những chi tiết chẳng liên quan nhiều đến vị trí bạn đang tìm kiếm bây giờ!

Khi mình phỏng vấn công việc thứ hai – Nhân viên kinh doanh cho công ty Đài Loan. Mình đã nói quá chi tiết về những dự án thiết kế nội dung marketing trong công việc đầu tiên (vì nghĩ đó là công việc full-time dài nhất, đáng để kể nhất). Mình đã bỏ quên những trải nghiệm tuy là ngoại khóa và part time nhưng rất tương đồng về kỹ năng cho vị trí nhân viên kinh doanh. Ví dụ như kỹ năng thuyết trình (trong hoạt động ngoại khóa của trường, khi mình làm giáo viên tự do), kỹ năng nắm bắt tâm lý của nhiều đối tượng khách hàng & nghệ thuật xử lý từ chối (khi mình làm cộng tác viên cho dự án nghiên cứu phải phỏng vấn vài chục người lạ mỗi ngày)…

Tips: con người bạn đâu chỉ là chiếc CV, hãy thể hiện một phiên bản “người” – “live-action” sinh động và đậm dấu ấn cá nhân xem nào! 

Không lặp lại y chang CV khi phỏng vấn

2 – Không được giới thiệu "một màu" và "một tràng"

Lỗi “một màu” tức là lỗi “lười” – chuẩn bị có 1 bài giới thiệu mà đi phỏng vấn công ty nào cũng xài bài đó. Những lần đầu tiên đi phỏng vấn sau khi ra trường mình cũng có tâm lý này. Mình xài chiêu này cứng nhắc đến độ “bài” giới thiệu của mình dài một tràng, trôi chảy, mình độc thoại nói trong khi các anh chị HR không biết chen vào chỗ nào để hỏi thêm. Cuộc phỏng vấn có cảm giác rất máy móc, mất tự nhiên. Lỗi “một màu” còn thể hiện sự thiếu tinh tế nữa. Hồi còn non và xanh, mình muốn “trả lời sẵn” và “trả lời hết những tò mò của HR”. Đừng làm thế bạn nhé, vì như vậy chẳng còn gì thú vị cả. 

Tips: Hãy chừa những điều thú vị, gợi mở những điều đó để họ hỏi bạn. Rồi bạn trả lời một cách ấn tượng và tự nhiên như thể không có sự “học tủ”, để họ càng biết thêm thì càng tâm đắc về bạn. Như thế mới là giao tiếp hiệu quả!

Thêm về lỗi “một tràng”, ngoài là hệ quả của lỗi “một màu”, thì nó còn là cái style nói rườm rà, “nói dài nói dai nói dại”. Do nghe không kỹ câu hỏi đã “đòi” trả lời ngay, nên trả lời lạc đề không đúng trọng tâm. Nên nhớ, phỏng vấn là để ra việc, chứ không phải cuộc thi hùng biện.

Tips: Hãy dành một vài giây trước khi bạn bắt đầu nói để gom những suy nghĩ của mình, trả lời thẳng vào vấn đề, rõ ràng và logic. Hãy bỏ qua hết những phần “râu ria” khách sáo, sáo rỗng. Như vậy gọi là tôn trọng thời gian của nhà tuyển dụng đấy!

Giới thiệu dài lòng làm HR mệt mỏi

3 – Không nên nói chuyện cá nhân mà không liên quan đến công việc

Tiếp diễn màn giới thiệu “trả bài”, “một màu”, và “một tràng”, mình còn mắc lỗi “hồn nhiên vô số tội” nữa!

Đó chính là lỗi thứ 3 – vô tư kể về tính cách, sở thích chẳng liên quan gì đến công việc. Mình nhớ mình đã mô tả khá kĩ về chủ đề 本人性格活泼开朗,热爱音乐、旅游 (Běnrén xìnggé huópō kāilǎng, rè’ài yīnyuè, lǚyóu – Tôi có tính cách sôi nổi và vui vẻ, yêu âm nhạc và du lịch). Tưởng đâu là đi giao lưu kết bạn, “quên” mất là cuộc phỏng vấn này là để ra việc.

Tips: Nói về sở thích và đam mê là điều tốt, nếu bạn biết khéo léo tận dụng thì có thể gây ấn tượng gần gũi, chân thành, cởi mở, và phù hợp với công việc một cách rất là tự nhiên, như thể con người bạn sinh ra là để nhận vị trí này vậy! Nhưng mà không phù hợp thì là thừa đấy! Nên nhớ: “Gần thôi, đừng gần quá!”. Hãy ghim trong đầu rằng người phỏng vấn chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc, chứ không phải muốn kết bạn với bạn. Hãy giữ cho cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp. Tránh trả lời mang tính riêng tư quá mức hoặc những sở thích không giúp ích gì cho công việc.

Đi phỏng vấn không nói về sở thích cá nhân mà không liên quan công việc

4 – Tuyệt nhiên không nói về những điều tiêu cực

Nếu nhà tuyển dụng hỏi “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”, thì phải trả lời thế nào? 

Những câu hỏi phỏng vấn như vậy nhằm mục đích kiểm tra xem bạn có đang tự nhận thức được mình không, và có biết khắc phục những điểm yếu của mình không. Bạn phải rất tỉnh táo. Kể điểm yếu thật chân thành, nhưng trong điểm yếu phải có điểm mạnh và có sự tiến bộ. Điểm nào yếu quá thì… thôi, không nên đưa ra. Tóm lại là hãy chọn điểm yếu một cách thông minh. Ví dụ: “Tôi có lẽ cũng như một số người có điểm mạnh… thì hay có điểm yếu là… .Thông thường thì nó vô hại nhưng hồi đó, có lần xảy ra việc… thì đã khiến tôi gặp khó khăn… .Nhận thức được điều đó, giải pháp của tôi là… .Hiện tại tôi đã tiến bộ khá nhiều kể từ đó.”

Tips: Bằng mọi giá hãy giữ phong thái lạc quan và mang đến nguồn năng lượng tích cực trong buổi phỏng vấn. Tránh nói bất cứ điều gì thuần tiêu cực. Đặc biệt cấm kị nói tiêu cực về sếp cũ, đồng nghiệp cũ, công việc cũ. Cũng không được “thật thà” quá mà nói trực diện vào điều tiêu cực của bạn. Hãy kể một câu chuyện về kinh nghiệm mà bạn đã học được.

Tuyệt nhiên không nói đến những điều tiêu cực khi phỏng vấn

5 - Chú ý phát âm

Trong quá trình phỏng vấn xin việc tiếng Trung, bạn nên chú ý đến phát âm của mình. Đặc biệt với những dân “tay ngang” Tiếng Trung như mình. Phát âm tiếng Trung cần đòi hỏi sự chính xác và rõ ràng từng từ từng chữ tránh trường hợp để nhà tuyển dụng hiểu sai ý nghĩa của câu. Chính mình có lần nói về logistics: “hàng hóa lên thuyền” – thay vì nói 上船 (Shàng chuán – lên thuyền), lại đi nói nhầm thành 上床 (Shàngchuáng – lên giường), ôi sao mà nó 尴尬 (Gāngà – khó đỡ)! Cũng tại thích thể hiện, nói nhanh nên mới thế ấy mà!

Tips: đừng nên thể hiện sự “chuyên nghiệp” của mình bằng cách nói nhanh. Điều này đôi khi làm cho nhà tuyển dụng không nắm được những điều bạn muốn nói. Nói nhanh còn gây ra những sai sót về phát âm không đáng có. “Nói nhanh như gió”, nhấn nhá điệu đà không còn là tiêu chuẩn nữa rồi. Thay vào đó, biết nói rõ, nói chậm, nói ít, nói đúng, thì hẵng nói nhé!

Phát âm sai khi phỏng vấn rất tai hại

6 - Chuẩn bị tâm lý cho những câu hỏi và bài tập bất ngờ

Câu hỏi và bài tập bất ngờ là những câu như thế nào? – Muôn màu lắm, vì là “bất ngờ” cơ mà!

Ví dụ: sau khi HR “đọc vị” được mình giới thiệu theo kiểu học tủ, liền hỏi “Hãy cho tôi biết về điều gì đó không có trong CV của em xem nào!“. Bất ngờ quá, nên mình đã nói về sở thích cá nhân như mình kể bên trên ấy. Trong khi đó đáng lẽ mình nên làm một trong số những điều sau.

Tips:

Cách 1: Chia sẻ một điểm mạnh không có trong CV của bạn (trước mỗi cuộc phỏng vấn, hãy điểm lại những điểm mạnh cốt lõi của mình). 

Ví dụ, nếu “Nói trước đám đông” là một yêu cầu quan trọng trong công việc đó, bạn có thể trả lời rằng bạn đã từng tham gia nhóm hùng biện ở trường đại học, thuyết trình xuất sắc trong các dự án nhóm ở trường, hoặc giành chiến thắng trong một bài nói quảng bá một sự kiện  khi còn là sinh viên đại học. 

Cách 2: Phẩm chất cá nhân, đạo đức làm việc. Hãy kể một câu chuyện thực tế, để câu chuyện đó khách quan nói lên phẩm chất của bạn.

Cách 3: Giải thích lý do tại sao bạn muốn công việc đó. Động lực quan trọng không kém gì kiến thức và kỹ năng. Hãy nắm ngay cơ hội này để giải thích lý do tại sao công việc này lại hấp dẫn bạn đến vậy, và bạn sẵn sàng đầu tư rất nhiều sức lực nếu được chọn.

Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ trong phỏng vấn

7 - Tiêu chuẩn trang phục khác xa những gì bạn tưởng!

Ví dụ:

Giày cao gót hở mũi chân: rất đẹp nhưng với người Đài Loan là chưa đủ lịch sự. Mình đã đi giày cao gót hở mũi trong cuộc phỏng vấn đầu, và sau đó đi trong triển lãm của công ty. Đến lúc ấy mình mới được góp ý là nên đi giày kín mũi. (Chắc là giống kiểu các mỹ nhân thời cổ, có thể hở cổ nhưng không được hở chân ấy!)

Áo ren: có thể rất kín nhưng vẫn sẽ bị coi là thiếu chuyên nghiệp. Một người cộng sự của mình đã suýt bị đánh trượt vì lỗi này. Cho đến khi đi làm rồi em ấy mới được chị đồng nghiệp chia sẻ là hồi ấy phỏng vấn mặc áo ren, nhìn là muốn cho trượt! Ơ, có nhiều đồ công sở ở Việt Nam có ren mà. Nhưng sự khác biệt văn hóa là vậy! Không có đúng, có sai, chỉ có hợp hay không!

Tips: Bạn có thể vào trang web công ty và tham khảo những hình ảnh hoạt động của công ty, hãy điều chỉnh phong cách để nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy “hình ảnh nhân viên tương lai của công ty” toát lên từ bạn.

Trang phục phỏng vấn công ty Đài Loan chông chỉ định giày hở mũi chân và váy ren

8 - Thái độ tự tin, chuyên nghiệp, thẳng thắn, thật thà

Thái độ là một điều vô cùng quan trọng giúp nhà tuyển dụng chú ý về phong thái của bạn. Bạn nên ngồi thẳng, thể hiện sự tự tin trong suốt quá trình phỏng vấn. 

Tips: Không nên đặt ra áp lực quá lớn cho bản thân rằng mình nhất định phải được tuyển dụng. Buổi phỏng vấn là để bạn cân nhắc xem công ty này có phù hợp và xứng đáng để bạn bỏ tâm huyết vào cống hiến hay không cơ mà! Các nhà tuyển dụng rất coi trọng ứng viên ý thức được giá trị của mình, biết “kén chọn” công việc phù hợp, và thật sự yêu thích công việc.

Thái độ tự tin và chân thành rất cần trong phỏng vấn

9 - Học giản thể vẫn đi làm công ty Đài được nhé!

Giảng viên Quỳnh Anh của Tiếng Trung Công Việc cũng là học giản thể mà phỏng vấn đỗ công ty Đài Loan,  hôm phỏng vấn làm ngay bài test đọc điều khoản hợp đồng bằng chữ phồn thể luôn! 

Mình còn một người bạn khác cũng thành công tương tự. 3 năm trước bạn hỏi mình có nên đi làm thử công ty Đài Loan không, vì bạn học Tiếng Trung giản thể, thích chữ giản thể, thích giọng đại lục cơ! Chần chừ tí thôi, chứ bạn cũng thử vì tò mò xem công ty Đài Loan phúc lợi thế nào. Và kết quả là đỗ, không gặp vấn đề gì trong nghe nói, cộng thêm có chuẩn bị trước về mảng chữ viết, học các quy tắc chuyển đổi, ôn tập lại cho quen mặt chữ, thế là làm việc mượt mà.

Thêm nữa, một thực tế là rất nhiều công ty Đài Loan có đối tác sản xuất, cung ứng, khách hàng từ Trung Quốc đại lục, vì vậy nếu bạn làm cho những công ty Đài Loan này, mà lại thạo chữ giản thể và giao tiếp thuận lợi với người Trung Quốc thì bạn lại càng thuận lợi!

Tips: Bạn hãy học từ bài học của họ. Và hãy đi trước một bước! Hãy lưu ý chữ phồn thể ngay từ bây giờ nhé!

Giản thể và phồn thể

10 – Bạn hãy “Làm bài tập” trước khi phỏng vấn

Đừng để đến lúc phỏng vấn rồi vẫn ngơ ngác: “Tôi là ai, đây là nơi nào?”.

Những “bài tập” dưới đây chưa chắc bạn sẽ cần trình bày trong phỏng vấn, nhưng chúng sẽ cho bạn phong thái chủ động, tự tin, chuyên nghiệp, và nghiêm túc hơn rất nhiều. Đây được xem là một trong những chìa khóa quan trọng giúp ứng viên thể hiện được sự hiểu biết của mình về công ty. Việc nắm rõ loại hình hoạt động, vị trí công việc mà bạn ứng tuyển cũng như yêu cầu của công ty là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những gạch đầu dòng thôi, còn chuẩn bị bài bản thì bạn hãy tham khảo khóa Tuyệt chiêu kiếm việc nghìn đô với Tiếng Trung nhé!

Bài tập nghiên cứu về bản thân bạn, ví dụ:

Sở thích – Phù hợp với công việc nào

Sở trường, điểm mạnh – Giúp ích gì cho công việc nào

Điểm yếu/cái không thích – Nên tập trung vào mảng công việc nào và tránh mảng nào – Chiến lược khắc phục nếu điểm yếu này để làm được việc.

Kinh nghiệm/chuyên môn/nghề – Ví dụ, trải nghiệm trong quá khứ

Chuẩn bị trước chiến lược cải thiện bản thân ở các mảng:

(Không ai là hoản hảo, nhà tuyển dụng biết vậy nên họ không đòi hỏi một ứng viên hoàn hảo. Mặt khác họ rất thích những ứng viên có mục tiêu, chiến lược, và thái độ “học tập suốt đời”.)

Kỹ năng chuyên môn

Ngôn ngữ Tiếng Trung

Văn hóa ngành nghề, lĩnh vực

Kỹ năng mềm

Kinh nghiệm thực tế của người đi trước

Định hướng sự nghiệp và phát triển bản thân

Bài tập nghiên cứu ngành nghề, lĩnh vực

(Ngành nghề là: kế toán, nhân sự, xuất nhập khẩu…. Còn lĩnh vực là: may mặc, điện tử, cơ khí…)

Với từng ngành nghề và lĩnh vực, hãy nghiên cứu các khía cạnh:

Lương trung bình

Yêu cầu chuyên ngành

Số lượng công ty, cơ hội công việc này tại Việt Nam, tại nước ngoài

Quy mô – tổ chức của những công ty dạng này

Cơ hội thăng tiến trong công việc này

Tài liệu sau sẽ cung cấp cho bạn bức tranh tổng quan trước khi bạn làm những bài tập trên: cuốn ebook Kiếm +1000$/tháng nhờ thông thạo tiếng Trung.

Bài tập Phân tích công ty mà bạn chuẩn bị đi phỏng vấn, ví dụ:

Khía cạnh công nghệ cốt lõi của công ty, tương quan với các đối thủ, nhu cầu của thị trường về công nghệ này, tương lai của công nghệ này

Khía cạnh liên quan đến bạn (có bạn bè giới thiệu, theo dõi Facebook công ty, được nghe về môi trường làm việc chuyên nghiệp, đọc tin tức về công ty…)

Phân tích SWOT cho bức tranh kinh doanh của công ty

Nghiên cứu trước khi đi phỏng vấn

Kết luận:

Bạn sẽ vẫn mắc những sai lầm mới, nhưng những sai lầm kinh điển thì đừng mắc nữa nhé! 

Quan trọng nhất này, muốn ăn chắc cơ hội việc xịn lương cao, muốn thắng các ứng viên “học cùng một trường ra”, “Tiếng Trung cùng một level”, “số năm kinh nghiệm tương tự”  thì  bạn cần được huấn luyện một cách bài bản từng chiến thuật để đi săn việc. Hãy tìm cho mình một Khóa huấn luyện thực chiến với tôn chỉ thấy kết quả liền, để kiếm cho mình một “chiếc” việc xịn lương cao nhé!

Quà dành tặng bạn

ebook kỹ năng kiếm tiền với tiếng trung

1. Chương I và II Khóa Tuyệt chiêu kiếm việc nghìn đô với Tiếng Trung – Xem xong hai chương mở đầu này là bạn đã tự tin đi phỏng vấn hơn khá nhiều rồi!

2. Ebook  “45+ ý tưởng kiếm +1000$ với tiếng Trung” – Biết bức tranh thị trường công việc Tiếng Trung thế nào và các cơ hội kiếm tiền, bạn sẽ là một ứng viên hiểu biết, sẵn sàng để đi săn việc!

3. Chuỗi Webinar “cầm tay chỉ việc” cho bạn Công thức Tìm & Chốt việc thành công với Tiếng Trung.

Từ niềm tin của mình

Tuyển dụng việc làm Tiếng Trung

Xin chào bạn. Mình là Minh Thùy của team Tiếng Trung Công việc. Trong hình này là mình (bé tí teo, lọt thỏm ở bên phía tay trái kia kìa ^^) và các Sales Manager khác hồi làm tại công ty Đài Loan, trong đó có mỗi mình là người Việt. Trong sự kiện tuyển dụng này, gần ba trăm sinh viên của các trường đại học top đầu Đài Loan nộp hồ sơ, và “mùa vụ” đó công ty mình chỉ chọn bốn người. Đúng là việc nhan nhản thì không xịn, mà việc xịn lương cao thì vừa ít vừa khó ứng tuyển thành công! 

Nhưng mình đã đi qua, và mình sẽ giúp bạn làm được!

Vì vậy hãy cùng mình follow các kênh của Tiếng Trung Công Việc – Instagram, Fanpage, Youtube để được xem những bài học sinh động miễn phí mỗi ngày nhé!

— BỘ QUÀ KHỦNG KHÔNG THỂ BỎ QUA—

Kiếm +1000$/tháng nhờ thông thạo tiếng Trung

TRỌN BỘ 45+ Ý TƯỞNG & KỸ NĂNG THỰC CHIẾN​

KÈM CHECKLISTS

Series Workshop chuyên sâu Tháng 3/2022

Cầm tay tìm việc cho newbie tiếng Trung

3 KỸ THUẬT Search việc tiếng Trung đỉnh cao Phân tích JD tiếng Trung trong 5 phút Tối ưu CV nộp đâu trúng đó